Vi phân hàm số là phần khó thuộc chương đạo hàm. Để học tốt phần này bắt buộc em phải nắm rõ những công thức đạo hàm nền tảng, khi đã có những kiến thức này thì bạn sẽ hiểu bản chất của vấn đề và tiếp cận nó dễ dàng.
Mục lục
Phương pháp
- Tính vi phân của hàm số \(f\left( x \right)\) tại \({x_0}\) cho trước: \(df\left( {{x_0}} \right) = f’\left( {{x_0}} \right).\Delta x\).
- Tính vi phân của hàm số \(f\left( x \right)\): \(df\left( x \right) = f’\left( x \right).dx\).
- Dùng vi phân tính gần đúng.
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1. Cho hàm số $f\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l}{x^2} + x{\rm{ }}khi{\rm{ }}x \ge 0\\x{\rm{ }}khi{\rm{ }}x < 0\end{array} \right.$. Khẳng định nào sau đây là sai:
A. \(f’\left( {{0^ + }} \right) = 1\).
B. \(f’\left( {{0^ – }} \right) = 1\).
C. \(df\left( 0 \right) = dx\) .
D. Hàm số không có vi phân tại \(x = 0\).
Lời giải
Đáp án D.
Ta có: $\begin{array}{l}f’\left( {{0^ + }} \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} \frac{{{x^2} + x}}{x} = 1;\\f’\left( {{0^ – }} \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ – }} \frac{x}{x} = 1\end{array}$
và \(df\left( 0 \right) = dx\).
STUDY TIP
Với hàm số có nhiều biểu thức việc tính đạo hàm của hàm ta dùng định nghĩa.
Ví dụ 2. Dùng vi phân tính gần đúng $\sin 29^\circ $ có giá trị là:
A. 0,4849.
B. 0,5464.
C. 0,4989.
D. 0,4949.
Đáp án A.
Lời giải
Xét $f\left( x \right) = \sin x$
Có $f’\left( x \right) = \cos x$.
Chọn ${x_0} = \frac{\pi }{6}$,
$\begin{array}{l}\Delta x = – \frac{\pi }{{180}}\\ \Rightarrow \sin \left( {\frac{\pi }{6} – \frac{\pi }{{180}}} \right) \approx \sin \frac{\pi }{6} + \cos \left( {\frac{\pi }{6}} \right).\left( { – \frac{\pi }{{180}}} \right)\\ \approx 0,4849\end{array}$.
Ví dụ 3. Vi phân của hàm số tại điểm ứng với \(\Delta x = 0,1\) là:\( – 0,07\)
A. \(9\).
B. \(10\).
C. \(1,1\).
D. \( – 0,4\).
Lời giải
Đáp án C.
Ta có: \(f’\left( x \right) = 6x – 1 \Rightarrow f’\left( 2 \right) = 11 \Rightarrow df\left( 2 \right) = f’\left( 2 \right).\Delta x = 11.0,1 = 1,1\).
Ví dụ 4. Vi phân của hàm số \(f\left( x \right) = \sin 2x\) tại điểm \(x = \frac{\pi }{3}\) ứng với \(\Delta x = 0,01\) là:
A. \( – 1,1\).
B. \(10\).
C. \(0,1\) .
D. \( – 0,01\).
Lời giải
Đáp án D.
\(\begin{array}{l}f’\left( x \right) = 2\cos 2x \Rightarrow f’\left( {\frac{\pi }{3}} \right) = – 1\\ \Rightarrow df\left( {\frac{\pi }{3}} \right) = f’\left( {\frac{\pi }{3}} \right).\Delta x = – 0,01\end{array}\).
STUDY TIP
Việc tính vi phân của hàm số tại một điểm \({x_0}\) chính là tích của đạo hàm tại một điểm \({x_0}\) và số gia \(\Delta x\) tương ứng.
Ví dụ 3. Cho hàm số \(f\left( x \right) = \frac{{{{\left( {\sqrt x – 1} \right)}^2}}}{x}\). Biểu thức \(0,01.f’\left( {0,01} \right)\) là số nào?
A. \(9\).
B. \( – 9\).
C. \(90\) .
D. \( – 90\).
Lời giải
Đáp án D.
\(\begin{array}{l}f’\left( x \right) = \frac{1}{{x\sqrt x }} – \frac{1}{{{x^2}}}\\ \Rightarrow f’\left( {0,01} \right) = – 9000\\ \Rightarrow 0,01f\left( {0,01} \right) = – 90\end{array}\).
Ví dụ 4. Cho hàm số \(y = \sqrt {1 + {{\cos }^2}2x} \). Chọn kết quả đúng:
A. \(df\left( x \right) = \frac{{ – \sin 4x}}{{2\sqrt {1 + {{\cos }^2}2x} }}dx\).
B. \(df\left( x \right) = \frac{{ – \sin 4x}}{{\sqrt {1 + {{\cos }^2}2x} }}dx\).
C. \(df\left( x \right) = \frac{{\cos 2x}}{{\sqrt {1 + {{\cos }^2}2x} }}dx\) .
D. \(df\left( x \right) = \frac{{ – \sin 2x}}{{\sqrt {1 + {{\cos }^2}2x} }}dx\).
Lời giải
Đáp án B.
Ta có: $df\left( x \right) = \frac{{{{\left( {1 + {{\cos }^2}2x} \right)}^\prime }}}{{2\sqrt {1 + {{\cos }^2}2x} }}dx = \frac{{ – \sin 4x}}{{\sqrt {1 + {{\cos }^2}2x} }}dx$
STUDY TIP
Có thể sử dụng MTCT để tìm đạo hàm của hàm số sau đó ta cũng được kết quả của tính vi phân.
Hy vọng với hướng dẫn cơ bản này sẽ giúp ích em đạt kết quả cao.